#521.1: Tu hành không phải là buông bỏ, mà là thấu hiểu lẽ hoán đổi trong đời #521.2: Thế nào là buông xả, đây chính là câu trả lời hay nhất bạn từng nghe qua

Published: Feb. 23, 2022, 10:54 a.m.

1: Một bữa nọ, hai thầy trò cao tăng ngồi nói chuyện với nhau:

Đệ tử: Thưa thầy, đạo Phật khuyên người ta buông bỏ mọi thứ đúng không?

Sư phụ: Không đúng!

Đệ tử: Rõ ràng có câu “buông bỏ tất cả” đấy thôi?

Sư phụ: “Buông bỏ tất cả” để làm gì?

Đệ tử: Đúng thế, đệ tử cũng thấy rất nghi ngờ! Đệ tử thấy đạo Phật luôn nhìn vấn đề tiêu cực. Nhiều người hỏi đệ tử: “Nếu mọi sự đều buông bỏ thì lấy đâu ra tiền? Quần áo? Mọi người đều không làm việc thì thế giới này sao có thể tồn tại?”.

Sư phụ: Mọi sự buông bỏ thì dẫn đến sụp đổ, cái gì cũng không buông bỏ thì cũng dẫn đến sụp đổ.

Đệ tử: Như vậy phải làm thế nào?

Sư phụ: Thay thế và hoán đổi!

Đệ tử: Nhờ thầy chỉ rõ cho con...


2: Buông xả chính là: Đối với quá khứ đã không còn nhớ nghĩ gì đến nữa; với người đã rời đi, không còn chút vương vấn bận lòng; với những điều không làm được, cũng đừng tự trách bản thân; còn những điều không có được, thì cũng đừng lưu luyến quá.

Buông xả không chỉ là chịu trách nhiệm với bản thân, và cũng là sự tôn trọng với người khác, càng là nhìn thấu với mọi điều. Đời người vốn vô thường, mọi chuyện nguyên đều khó đoán trước. Vậy nên, gặp được rồi hãy biết trân quý, bỏ lỡ rồi hãy cố gắng quên đi, rồi hãy mỉm cười bước trên một đoạn hành trình khác của đời người.

Học được buông xả, chính là hiểu được không phải chuyện gì cũng đều so sánh với người ta

Thiếu sót lớn nhất của đời người, chính là luôn thích so sánh với người khác:

So sánh với người giỏi hơn mình, chỉ càng khiến ta thêm tự ti;

So sánh với kẻ tầm thường, chỉ khiến ta thêm thấp kém;

So sánh với người yếu kém hơn mình, chỉ khiến chúng ta thêm phần tự mãn.

So sánh từ bên ngoài là căn nguyên khiến tâm hồn ta xao động không thể tự chủ được mình, cũng khiến cho biết bao người đã đánh mất bản thân, che lấp mất mùi hương thơm ngát sẵn có trong tâm hồn chúng ta.

Có câu chuyện, kể rằng có một người câu cá ở bên bờ sông, mỗi lần câu được con cá nào đều phải lấy thước ra đo một cái.

Chỉ cần con cái lớn hơn cái thước, ông đều ném nó trở lại sông.

Người khác thấy thế đều lấy làm khó hiểu, bèn hỏi:

– Người ta câu cá, ai cũng đều mong câu được cá lớn, còn ông lại đều ném các con cá lớn trở lại sông, vì sao vậy?”.

Người này thoải mái đáp lại rằng:...