#490.1: Thiền sư giảng: Dạy con giống như chăm hoa, phải biết cắt cành, nhổ gốc, trồng lại #490.2: Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà: Có thật vậy chăng?

Published: Jan. 7, 2022, 12:38 p.m.

1: Một tín đồ sau khi lễ Phật ở Phật điện xong, lững thững bước đến hoa viên tản bộ, vừa khéo gặp được vị tăng nhân đang sửa sang lại hoa cỏ trong khuôn viên.

Tín đồ để ý thấy vị tăng nhân cầm kéo trên tay, lúc lên lúc xuống, tỉa bớt cành lá; hoặc nhổ cả gốc hoa trồng sang một cái chậu khác; hoặc là với một số cây đã khô héo, ông tưới nước bón phân, dành sự chăm sóc đặc biệt cho chúng.

Vị tín đồ không hiểu bèn hỏi: “Thiền sư làm vườn, ngài chăm sóc hoa cỏ, cớ sao lại tỉa bỏ những cành tốt đi, còn những cành khô lại tưới nước bón phân? Hơn nữa lại nhổ cây từ một chậu này lại trồng sang một chậu khác? Còn chỗ đất không có cây cối, hà tất phải cuốc đi cuốc lại? Làm vậy có phải phiền phức quá không?”...


2: Trong dân gian lưu truyền một câu nói: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Có quan điểm cho rằng câu nói này xuất phát từ “văn hoá truyền thống” vốn đặt mọi trách nhiệm nuôi dạy con trẻ lên người phụ nữ trong gia đình. Tuy nhiên, khi khảo cứu văn hoá truyền thống phương Đông, chúng tôi nhận ra một sự thật tốt đẹp hơn…

Thiên chức của người phụ nữ là nuôi dạy con cái

Napoléon nói: “Tương lai của con là công trình của mẹ”. Một đứa trẻ có được thân thể khoẻ mạnh, tâm hồn lương thiện chính trực là nhờ phần lớn vào công lao dạy dỗ của người mẹ. Có thể nói, nuôi dạy con cái là thiên chức, cũng là vinh dự lớn lao của người phụ nữ.

Trong tiếng Hán, chữ “Hảo” (好) nghĩa là tốt lành, may mắn, ví như: hảo sự (việc tốt), hảo ý (ý tốt). Chữ “Hảo” này do hai ký tự ghép thành: một người phụ nữ (女) đứng bên cạnh một đứa trẻ (子). Có thể nói, theo quan niệm của người xưa, hình ảnh người phụ nữ bồng con, nuôi dạy đứa con của mình là...