#486.1: Xâm hại tình dục trẻ em tràn lan: Đâu là giới hạn của dục vọng? #486.2: Luân lý đạo đức là cái gốc làm người

Published: Jan. 3, 2022, 12:23 p.m.

1: Thời gian gần đây xảy ra một loạt các vụ án xâm hại tình dục mà nạn nhân là trẻ vị thành niên hoặc bé gái nhỏ tuổi, khiến dư luận phẫn nộ. Đáng thương nhất là những tâm hồn non trẻ, rồi đây các con sẽ nhìn cuộc đời với ánh mắt ra sao?

Trong hoàn cảnh ấy, các gia đình đều tìm biện pháp bảo vệ con cái, chuẩn bị những kĩ năng cho các con tự bảo vệ bản thân, và nhà chức trách cũng suy nghĩ phương cách trừng phạt, cách ly những con yêu râu xanh khỏi cộng đồng.

Tuy nhiên, những biện pháp ấy đều có tính chất “chữa cháy” hơn là “phòng cháy”, và các con chỉ có thể thực sự an toàn khi được sống trong một xã hội có chuẩn mực đạo đức cao, mọi người đều làm điều lành, tránh điều ác.

Môi trường khuếch đại dục vọng của con người

Những con “yêu râu xanh” kia vốn cũng chỉ là những người bình thường, nhưng đã bị dục vọng khống chế và làm ra những việc không phải của con người. Có lẽ những bậc cha mẹ sẽ vẫn còn phải nơm nớp lo âu cho những thiên thần nhỏ của mình, khi mà xã hội ngày nay đã ngập tràn những yếu tố kích thích tính dục, từ trong phim ảnh, sách báo, đến các câu chuyện thường ngày.

Trong xã hội hiện đại, phong trào “giải phóng tình dục” đã đang khuếch đại dục vọng ham muốn của con người. Mối quan hệ nam nữ ngày một phóng túng; văn hoá phẩm có yếu tố tình dục lan tràn khắp nơi; tình dục trở thành một chủ đề “bình thường” như cơm ăn nước uống trong các buổi chuyện trò; và tiêu chuẩn để đánh giá một người lại thường gắn với khả năng tình dục (đối với nam) hay vẻ gợi cảm (đối với nữ) của họ. Điều gì sẽ xảy ra nếu một người dành phần lớn thời gian xem phim khiêu dâm, lấp đầy...


2: Luân lý đạo đức vốn có nguồn gốc từ thời Tam Hoàng, thủy tổ của Trung Hoa. Nó là nguyên tắc chỉ đạo trong việc trị quốc bình thiên hạ. Khi người ta hiểu và hành theo thì mới có thể chu toàn được đạo làm người mà đạt được thánh đạo. Trong xã hội hiện đại ngày nay sở dĩ xuất hiện một số loạn bậy chính là bởi vì người ta bỏ qua giáo dục luân lý đạo đức truyền thống.

Người xưa có câu: “Thiên hữu đạo, tắc nhật nguyệt thanh minh. Nhân hữu đạo, tự nhiên xã hội an trữ” (Tạm dịch: Trời có đạo, thì nhật nguyệt rõ ràng. Người có đạo thì xã hội tất sẽ bình an). Chỉ có người người đều tuân theo sự chỉ dạy của bậc thánh nhân xưa, khôi phục lại bản tính lương thiện thì thiên hạ mới có thể thực sự thống nhất, nhân loại mới thực sự hòa ái, bình an.

Ngũ luân

Luân lý đạo đức chính là cái gốc của con người, là đạo đức căn bản nhất của làm người. Có thể thủ vững đạo làm người thì mới là người quân tử. Không khuyết thiếu đạo làm người thì chính là người lương thiện. Đạo đức là cái gốc của con người và cũng là đạo lý đúng đắn mà người người đều nên tuân theo.

Trong đối nhân xử thế có ngũ luân: Giữa vua tôi, quân thần là có nghĩa. Giữa phụ tử cha con là có gần gũi thân thiết. Giữa vợ chồng là có phân biệt. Giữa lớn bé là có thứ tự. Giữa bạn bè là có thành tín.

Quân thần có nghĩa:...