#481.1: Phật Pháp vô biên, vì sao người phạm tội vẫn có thể sinh miền tịnh độ? #481.2: Chuyện cổ Phật gia: Chúng sinh mê muội độc ác, đấng Giác Ngộ từ bi nhẫn chịu

Published: Dec. 25, 2021, 12:01 p.m.

1: Con người vì sao cứ tin vào những điều vô thường, hư ảo của thế gian mà không tin vào những điều thù thắng, chân thực của Phật lý, điều có thể giúp con người thoát khỏi bến khổ bờ mê?

Một lần, vị quốc vương hỏi một tỳ kheo: “Trong kinh Phật có giảng, người tại thế gian làm điều đại ác, tuy tội đại ác nhưng nếu trước lúc lâm chung, nếu như người đó có lòng nhất tâm niệm Phật ắt sẽ được sinh về miền tịnh độ. Câu nói này khiến người ta thật khó tin. Trong kinh văn cũng lại có thuyết nói rằng, nếu một người mà phạm tội sát sinh thì ắt bị đày vào địa ngục. Câu nói này cũng khiến người ta thật khó lý giải, xin ngài giải thích giúp tôi”.

Vị tỳ kheo nghe xong bèn hỏi quốc vương: “Xin hỏi đại vương, nếu như lấy một viên đá nhỏ để trên mặt nước, viên đá đó sẽ chìm hay nổi?”.

Quốc vương kia trả lời. “Đương nhiên nó sẽ chìm rồi”.

Vị tỳ kheo kia lại hỏi quốc vương: “Vậy nếu như đem một tảng đá to đặt trên chiếc thuyền thì tảng đá đó chìm hay nổi?”.

Quốc vương đáp: “Đương nhiên là nổi rồi, vì nó có thuyền nâng đỡ”.

Vị tỳ kheo nghe vậy liền giảng giải:...


2: Mùa Ðông đã tàn, khí trời dần dần ấm áp. Dưới ánh sánh bình minh, muôn cánh hoa đang vươn mình phô sắc. Trong thành Ba La Nại, tịnh xá Trúc Lâm kiến trúc trên một cánh đồi rộng rãi, cây cối um tùm tĩnh mịch dần dần hiện rõ trong đám sương mù.

Lúc bấy giờ, Ðức Thế Tôn đang an toạ trong tịnh xá Trúc Lâm, dùng đạo nhãn thấy dân chúng ở nước Rô-na-ba-răn-ta đang chịu nhiều điều thống khổ dưới quyền thống trị của nhà cầm quyền Kê Hoa Ðà người Bà La Môn giáo. Người ấy đã dùng thế lực sẵn có trong tay, ép buộc dân chúng phải tôn thờ Phạm Thiên và ngược đãi bắt bớ những người chống đối lại.

Trước hành động bạo ác và bất công ấy, Ðức Thế Tôn thương xót cho Kê Hoa Ðà, là một nhà trí thức mà hiện tại không có người hướng dẫn sáng suốt, tương lai không tránh khỏi ác báo trong ba đường.

Bấy giờ Ðức Thế Tôn thấy trong hàng đệ tử, chỉ có tôn giả Phú Lâu Na là người có thiện duyên với Kê Hoa Ðà và dân chúng xứ ấy nên sai đến đó để giáo hóa.

Ðức Thế Tôn biết rằng: Trên con đường truyền bá Chính Pháp, dẫn dắt người trở về con đường thiện lành, tôn giả Phú Lâu Na sẽ gặp nhiều trở ngại, thử thách.

Biết vậy, nên Ðức Thế Tôn gọi tôn giả Phú Lâu Na đến dạy rằng:...