#457.1: Hiếu kính cha mẹ, tại sao nói khó nhất chính là ở chỗ sắc mặt #457.2: Luân lý đạo đức là cái gốc làm người

Published: Nov. 28, 2021, 12:17 p.m.

1: Khổng Tử từng nói với các học trò, hiếu kính cha mẹ khó nhất chính là không để họ phải nhìn thấy vẻ mặt khó coi của mình. Nếu như bạn thể hiện ánh mắt coi thường hay khó chịu, như vậy có thể sẽ khiến cha mẹ cảm thấy tổn thương, không được an lòng.

Có một người mẹ già, giữa trưa đi sang phòng con trai để tìm báo đọc, đúng lúc đứa con vừa đi làm về. Bởi đứa con vừa đàm phán thất bại trong một vụ làm ăn, nên trong lòng không được vui, lại nhìn thấy mẹ đang lục lọi trên giường của mình, liền tức giận rồi lạnh lùng trách móc: “Mẹ, mẹ không có việc gì làm thì ở yên trong phòng đi, đừng có chạy lung tung như thế”.

Người mẹ vội giải thích: “Mẹ chỉ đang tìm tờ báo, nhân tiện ngồi lên giường các con một lát”.

Sắc mặt của anh tỏ vẻ rất khó chịu, trước khi bước ra còn để lại một câu nói: “Đúng là ăn no rảnh rỗi không có việc gì làm!”.

12 giờ đêm hôm đó, người mẹ già đã nhảy từ lầu 7 xuống đất để kết liễu cuộc đời mình.

Con cái khi đã có nhiều tiền rồi, có thể dễ dàng mua được xe, mua được nhà cho cha mẹ, nhưng điều khó khăn nhất chính là có...


2: Luân lý đạo đức vốn có nguồn gốc từ thời Tam Hoàng, thủy tổ của Trung Hoa. Nó là nguyên tắc chỉ đạo trong việc trị quốc bình thiên hạ. Khi người ta hiểu và hành theo thì mới có thể chu toàn được đạo làm người mà đạt được thánh đạo. Trong xã hội hiện đại ngày nay sở dĩ xuất hiện một số loạn bậy chính là bởi vì người ta bỏ qua giáo dục luân lý đạo đức truyền thống.

Người xưa có câu: “Thiên hữu đạo, tắc nhật nguyệt thanh minh. Nhân hữu đạo, tự nhiên xã hội an trữ” (Tạm dịch: Trời có đạo, thì nhật nguyệt rõ ràng. Người có đạo thì xã hội tất sẽ bình an). Chỉ có người người đều tuân theo sự chỉ dạy của bậc thánh nhân xưa, khôi phục lại bản tính lương thiện thì thiên hạ mới có thể thực sự thống nhất, nhân loại mới thực sự hòa ái, bình an.

Ngũ luân

Luân lý đạo đức chính là cái gốc của con người, là đạo đức căn bản nhất của làm người. Có thể thủ vững đạo làm người thì mới là người quân tử. Không khuyết thiếu đạo làm người thì chính là...