#454: Người quân tử khi tuyệt giao sẽ không nói những lời khó nghe

Published: Nov. 25, 2021, 10:51 a.m.

Người với người khi quan hệ giao lưu với nhau chưa hẳn là đối xử nhau chân thành, nên khi tuyệt giao nhất định sẽ thấy rõ ai là người có đạo đức nhân phẩm.

Muốn làm việc thì trước tiên hãy học làm người

Nền văn hóa truyền thống Á Đông có rất nhiều câu danh ngôn nổi tiếng đề cao đạo đức, nhân cách và phẩm chất của một con người. Ví như “Muốn hành sự, trước tiên hãy làm thánh nhân, Tài đức song toàn, lấy đức làm đầu” (Tử dục vi sự, tiên vi nhân thánh, đức tài khiêm bị, dĩ đức vi thủ); “Đức hạnh là nguồn nước, tài năng chỉ như sóng nước” (Đức nhược thủy chi nguyên, tài nhược thủy chi ba).

Cổ nhân luôn nhấn mạnh chữ “Đức” trước chữ “Tài”, từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của nhân phẩm.

Nếu so sánh tài năng và phẩm hạnh của một người thì tài năng tuy quan trọng, nhưng nhân phẩm còn quan trọng hơn.Nếu một người có năng lực, nhưng nhân phẩm không tốt, thì năng lực của họ rất có thể sẽ trở thành thanh gươm sắc bén tự làm hại chính mình.

Trên con đường nhân sinh, chỉ có nhân phẩm mới là điều đáng tin cậy nhất. “Kẻ đức là vua của người tài, người tài là kẻ nô lệ của đức” (Đức giả tài chi vương, tài giả đức chi nô). Có đức mà không có tài chỉ là một kẻ phàm phu, có tài mà không có đức sẽ trở thành kẻ ác. Tài ba, thông minh nhưng không có sự dẫn lái của nhân phẩm và đạo đức thì người này ắt sẽ trở thành một con mãnh thú.

Người nhân phẩm tốt, tự có mang theo hào quang

Nhân phẩm tốt được định nghĩa rất đơn giản, chính là...