#451.1: Cảnh tượng tại không gian khác sau khi phá thai, những điều hiếm khi tiết lộ gây rúng động #451.2: Chàng trai nhìn thấy sổ thọ mệnh dưới âm gian

Published: Nov. 23, 2021, 11:17 a.m.

1: Đa số mọi người đều biết rằng phá thai là không tốt, nhưng lại không hiểu rằng đó là một tội ác nghiêm trọng. Người ta phá thai vì có nỗi khổ riêng, nhưng biết đâu, quyết định này của họ sẽ khiến một sinh mệnh phải chịu khổ cùng cực?

Thượng sư Trác Đức Ba Mỗ (Zhuodebamu), còn gọi là Thượng sư Không Hành, là một vị Lạt Ma sinh ra tại Ấn Độ. Ông được cho là đã chết 4 lần trong tổng cộng 70 ngày, và đều sống lại ngay sau đó. Ông nói rằng, đa số con người đều rất mù mờ về khái niệm “phá thai”, không biết rằng phá thai là tạo nghiệp to lớn. Ở góc độ khoa học, đứa trẻ ấy sẽ phải chịu đựng rất nhiều đau đớn, cuối cùng bị tước đi sự sống trong im lặng. Vậy phá thai có ý nghĩa như thế nào ở một góc độ thâm sâu hơn?

Tại một buổi lễ, Thượng sư Không Hành tiến hành siêu độ cho các linh hồn chưa được siêu thoát. Trong những người hành lễ có một phụ nữ trung niên. Bà cầu xin Thượng sư Không Hành: “Con xin ngài hãy siêu độ cho thai nhi đã mất của con.”

Thượng sư Không Hành nói: “Các vị làm chuyện gì đây? Tự mình làm chuyện sai trái rồi lại đổ lỗi cho đứa con vô tội của mình sao!”

Rồi thượng sư quay về phía tất cả những người có mặt ở đó:...


2: Tương truyền, dưới âm gian có một thứ gọi là “sổ sinh tử”, tức sổ thọ mệnh. Khi dương thọ của ai đó kết thúc, Diêm Vương sẽ sai quỷ Hắc Bạch Vô Thường hoặc quỷ đầu trâu mặt ngựa đưa hồn phách người chết xuống địa phủ để tiếp nhận thẩm phán.

Một cư sỹ tên là Lý Tử Khoan từng được đưa đến âm gian, tại đây anh vô tình thấy cuốn sổ sinh tử ghi chép chi tiết thọ mệnh của con người. Anh đã viết lại những trải nghiệm kỳ lạ của mình và gọi đó là “Lược thuật nhân duyên học Phật và câu chuyện hộ giáo của tôi”.

Câu chuyện ấy đại thể như sau:

Tôi sinh ra trong gia đình Nho học, từ các cụ cao tằng tổ cho đến cha tôi đều theo nghiệp Nho gia. Hầu hết các thư tịch lưu giữ trong nhà đều là kinh thư, sử sách, tử tập, thí thiếp và thời văn, nhưng không có một cuốn kinh Phật nào. Tuy nhiên, trong điện thờ ở chính đường lại có tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.

Thuở nhỏ khi còn học ở trường tư thục, tôi rất thích đọc các loại sách như “Âm chất văn” (sách về tốt – xấu, họa – phúc Thiên định), “Khuyến thiện thư” (sách khuyên hành thiện tích đức) và các loại tiểu thuyết kinh điển, đặc biệt là cuốn “Tây du ký”. Tôi cũng thường tụng niệm câu châm ngôn sáu chữ “Án ma ni bát di hồng” mà pháp sư Huyền Trang thường niệm, bởi tôi cho rằng câu chú ngữ ấy có thể hàng phục yêu ma quỷ quái. Mỗi khi Đường Huyền Trang gặp nạn, Quán Thế Âm Bồ Tát đều lập tức đến cứu hộ, do đó khi trong lòng thấy kinh sợ, tôi đều niệm Thánh hiệu của Bồ Tát để nỗi sợ hãi tiêu tan.

Một hôm trên đường đến thăm một người cô ở Hà Tây, lúc qua cầu tôi đã bất cẩn ngã xuống sông, may mắn có người cứu vớt nên tôi mới tránh khỏi chết đuối. Tuy nhiên khi trở về nhà tôi lại đổ bệnh, sốt cao nhiều ngày liền, dẫu uống bao nhiêu thuốc cũng không thuyên giảm. Cha mẹ tôi buồn rầu lo lắng, bèn...