#450.1: Tuổi xuân mau qua, chớ để đến già thở than tiếc nuối #450.2: Vì sao nói: Tuổi trẻ chịu khổ, về già hưởng phúc?

Published: Nov. 22, 2021, 10:57 a.m.

1:

Tuổi xuân không trở lại
Sáng ngày chẳng có hai
Kịp thời nên gắng sức
Năm tháng chẳng đợi ai

Trân quý tuổi xuân là biết quý tiếc thời gian.

Trên đời chỉ có một loại anh hùng chân chính, đó là sau khi vấp ngã vẫn nồng nàn yêu cuộc sống. Bất kể tiến trình là con đường mòn đầy chông gai hay là con đường lớn thênh thang, biết trân quý tuổi xuân thì thanh xuân còn mãi, mới không hoài phí cuộc đời này:

Chớ để đến già quay đầu lại,
Sầu vương bạc trắng mái đầu xuân.

Thời trẻ nếu không biết quý tiếc tuổi xuân, quý tiếc thời gian, tích cực tiến thủ vươn lên, đời người thấm thoắt, như dòng nước cuồn cuộn chảy ra biển khơi kia, đã qua đi thì không bao giờ trở lại:

Trăm sông đông đổ ra khơi
Cuốn đi liệu sẽ có thời về tây?
Nếu không gắng sức trẻ đầy
Buồn khi già lão tiếc ngày xanh qua
.

Những năm tháng tinh lực sung mãn sẽ không quay trở lại, giống như trong một ngày chỉ có một buổi sáng. Vì vậy cần trân quý những năm tháng sức dài vai rộng, tự khích lệ mình, gắng làm nhiều việc đáng làm:..


2: Cách đây lâu lắm rồi, ở một ngôi làng nọ, người dân xây dựng một ngôi chùa để tỏ lòng sùng kính Phật Pháp. Những thiện nam tín nữ đã mời một nhà điêu khắc nổi tiếng đến để khắc một bức tượng Phật lớn.

Hai tảng đá đã được chuẩn bị sẵn. Nhà điêu khắc chọn tảng đá với chất lượng tốt hơn và bắt đầu khắc. Tuy nhiên, tảng đá này không thể chịu đựng sự đau đớn. Nó cầu khẩn nhà điêu khắc: “Tôi chết mất thôi! Xin hãy để cho tôi đi!”

Nhà điêu khắc không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng tảng đá còn lại. Mặc dù chất lượng của tảng đá đó không được tốt như tảng đá trước, nó vững tin rằng mình sẽ trở thành một bức tượng Phật huy hoàng. Bởi vậy, nó giữ vững ý chí sắt đá để chịu đựng mọi đau đớn và gian khổ trong quá trình chạm khắc.

Chẳng bao lâu sau, một bức tượng Phật vô cùng ấn tượng, trang nghiêm và thần thánh đã hiện ra trước mặt mọi người. Người ta đặt tượng Phật lên bàn thờ với lòng tôn kính vô hạn, và nó bắt đầu được hưởng sự thờ phượng của dân chúng.

Khi ngôi chùa thu hút càng ngày càng nhiều người đến thờ cúng, thì vì sự tiện lợi của những người đến cúng bái, tảng đá thứ nhất mà sợ sự đau đớn kia đã được dùng để lát con đường. Trong quá khứ, nó đã không thể chịu đựng nỗi đau đớn khi bị chạm khắc, thì giờ đây, nó phải chịu đựng sự thống khổ của việc dầu dãi nắng mưa, bị giẫm đạp lên bởi xe cộ và bàn chân con người...