#428: Mạn đàm quan hệ giữa văn hóa Đạo gia và Nho gia

Published: Oct. 11, 2021, 11:18 a.m.

Đạo gia, Nho gia, Chu dịch, Ngũ hành đã thẩm thấu sâu vào trong lịch sử văn hóa Á Đông. Trên bề ngoài, tuy mỗi gia phái đều là một khu rừng rộng lớn rậm rạp tốt tươi, nhưng chúng cũng đan xen giao thoa với nhau, xuyên suốt thành một mối.

Sự xuyên suốt này có bao gồm khái niệm ‘vị’ và đạo lý ‘tương sinh tương khắc’.

Văn hóa Nho gia có Đạo gia

Khái niệm ‘vị’ rất quan trọng trong văn hóa truyền thống Á Đông. ‘Vị’ tức là vị trí. Những sinh mệnh khác nhau, vật chất khác nhau đều có vị trí khác nhau thuộc về chính nó. Giữ vững vị trí của mình, không xa rời vị trí của mình thì mới có thể sinh trưởng sống động không ngừng nghỉ. Vị trí của một sinh mệnh chính là bản tính của nó, hoặc có thể nói đó chính là sinh mệnh của nó.

Nho gia giảng quân tử phải ‘bên ngoài ôn nhu, bên trong cứng rắn’ (nguyên văn: nhu ngoại nhi cương nội). Bất kể là nam hay nữ, làm người đều cần trong tâm phải phân biệt rạch ròi thị phi, tuyệt đối không được mơ hồ. Nhưng trong đối nhân xử thế, hành vi bề ngoài thì nhất định phải ôn hòa, đôn hậu, khoan dung. Đối với phụ nữ mà nói, cần phải ôn nhu. Đây chính là tiêu chuẩn làm người trong suốt mấy nghìn năm lịch sử các nước Á Đông.

Những quân chủ đế vương cổ đại, do là ‘trung tâm’ của người trong thiên hạ, nên đối đãi với thần dân phải ôn nhu. Ví dụ như vua chúa tự xưng là ‘cô gia’ (nhà cô độc), ‘quả nhân’ (người cô quả), đối đãi với bề tôi phải khiêm tốn hợp lễ nghi, phải lấy cái tâm của người dân làm cái tâm của mình, phải coi thần dân là con cái của mình.

Định Công hỏi:...